Văn hoá Saisen khi đi đền, chùa
Khi đi đến đền thờ hay những nơi linh thiêng, lẽ thường tình sẽ có các thùng tiền để cầu nguyện được đặt ở đâu đó nhỉ?
Chúng ta sẽ cho tiền vào đó, rồi cầu nguyện cho những gì mình mong muốn sẽ thành sự thật. Thế nhưng ý nghĩa vốn dĩ của Osaisen là gì, mọi người có biết không? Thêm nữa, động tác thả tiền trước khi cầu nguyện rốt cuộc là như thế nào?
Saisen có 2 hình thức. Kiểu saisen với gạo được thể hiện bằng động thái vẩy gạo vốn đã được gói sẵn bằng các túi giấy trước các thần linh. Thật tiếc, hình thức truyền thống này đã được thay thế bởi tiền xu do sự lan rộng sử dụng tiền tệ trên khắp đất nước.
Saisen thường được khách du lịch hay người dân mong muốn cầu nguyện gì đó từ các vị thần. Việc dâng tiền cho các thần nhằm bày tỏ niềm mong đợi sựu đáp trả cho những lời khấn vái của bản thân và số tiền nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào tấm lòng người thực hiện Saisen.
Chiếc hộp đựng tiền Saisen được thiết kế bằng các thanh gỗ hoặc kim loại với hai thanh chắn thêm ở mặt trên hộp nhằm ngăn chặn hành vi lấy tiền từ trong hộp. Khoản tiền này đóng góp một phần đáng kể vào công việc bảo trì cho ngôi đền hay chùa đó, đặc biệt dịp đầu năm.
Có lẽ trước giờ bạn không phải là người quan tâm mấy đến việc khấn vái vì cho rằng thiếu thực tế chẳng hạn. Thế nhưng, việc Saisen hay bất cứ hình thức cầu nguyện nào cũng chính là một kiểu thể hiện sựu tôn trọng mà bạn gửi đến những vị thần đã có công bảo hộ chốn linh thiêng đó.
Đừng quá lo lắng về sô tiền Saisen bạn nhé, điều này là hoàn toàn không bắt buộc nên hơn hết là thể hiện tấm lòng thành kính của mình, đặc biệt là ở đất nước luôn đặt một vị trí cao nhất dành cho lịch sử như Nhật Bản bạn nhé.
--------------------------
Injavi.com - Visit in Japan