Phong tục cưới hỏi của người Nhật Bản
Tuy Nhật Bản được biết đến là một quốc gia của sự phát triển về khoa học, công nghệ nhưng Nhật Bản luôn biết cách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần to lớn của mình. Con người Nhật Bản rất yêu quý và giữ gìn văn hóa dân tộc của mình.
1.Hôn nhân sắp đặt vẫn là lựa chọn của người Nhật Bản
Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật ở hai loại hôn nhân nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn.
Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
Cùng với quá trình dân chủ hóa, sau khi chiến tranh kết thúc, các cuộc hôn nhân tự do, không thông qua sắp đặt, tằn lên nhanh chóng. Tuy nhiên kiểu hôn nhân sắp đặt vẫn có nhiều người theo. Vào năm 90, các cuộc thăm dò với đối tượng là những người mới thành lập gia đình trong các công ty hàng đầu của Nhật cho thấy đến 20% ủng hộ hôn nhân sắp đặt.
2. Nghi thức lễ cưới
Về lễ cưới Nhật Bản , có thể nói lễ cưới mang tính chất quan trọng nhất trong 4 lễ lớn của Nhật Bản, thường được gọi là kankon sosai bao gồm lễ thành nhân, lễ cưới, lễ tang và lễ cúng tổ tiên.
Tùy theo từng địa phương, thủ tục cưới xin khác nhau rất nhiều nhưng hầu hết các đám cưới theo kiểu truyền thống đều theo những phong tục như sau:
– Trước hết, ngày tổ chức lễ cưới được chọn rất cẩn thận để tránh những ngày mang điềm xấu. Các lễ nghi đám cưới truyền thống bắt đầu vào một ngày trước đám cưới chính thức, khi cô dâu đi thăm đền chùa hoặc tổ tiên tổ chức liên hoan chia tay với cha mẹ hàng xóm.
Đám cưới truyền thống về cơ bản là những nghi lễ thế tục theo phong tục tập quán địa phương. Đám cưới hiện đại ngày nay cũng vậy nhưng có thể có thêm một nghi thức tôn giáo, dẫu đôi tân hôn có thể chẳng theo tôn giáo nào.
Các đám cưới Thần đạo trở nên được ưa chuộng sau lễ cưới Thần đạo cho thái tử vào năm 1900- phổ biến hơn các đám cưới theo kiểu Phật giáo và Thiên chúa giáo, tuy các đám cưới kiểu thiên chúa giáo ngày càng phát triển như các mốt ở Nhật.
– Địa điểm tổ chức lễ cưới cũng chuyển từ ở gia đình tới các đền, chùa và kể sau Thế chiến thứ 2 là các khách sạn, nhà hàng, nhà thờ hoặc các phòng cưới đặc biệt. Nhiều người vẫn theo nghi thức về thăm nhà gái sau ngày cưới nhưng hầu hết người Nhật thích trước đó hưởng tuần trăng mật ít nhất là 1 tuần.
– Ở Nhật Bản, khi tổ chức lễ cưới, có người tổ chức theo kiểu truyền thống nhưng cũng có người muốn tổ chức theo kiểu hiện đại.
3. Hình thức kết hôn:
Hình thức lễ cưới Nhật Bản có 4 kiểu.. Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người.
Lễ cưới Nhật Bản diễn ra ngắn gọn nhưng được tổ chức rất trang trọng. Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới.
Gần đây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Sau đó tân lang và tân nương sẽ gương cao cây sakaki (đây là cây thần thánh trong đạo Shinto trước mặt các vị thần. Tiếp đến, bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể sẽ mời nhau những chén rượu. Chính điều đó đã trở thành một kỉ niệm trong ngày cưới. Thường thì một thiếu nữa trẻ của đền thờ mặc áo đỏ và trắng rót rượu. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút.
Ở Nhật Bản, mọi người thường đi quà cưới bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD). Chi phí để tổ chức một lễ cưới rất lớn, vì vậy tiền bạc đối với cô dâu chú rể thật khó khăn. Về phía khách cũng sẽ được nhận lại món quà kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…