Nhật Bản tinh tế qua chiếc bánh Wagashi

Wagashi là một từ ghép trong tiếng Nhật: “Wa” là chữ Hòa (和) có nghĩa là Nhật Bản, còn “gashi” là điệp âm của từ “kashi” (菓子) tức bánh ngọt, là từ dùng để chỉ các loại đồ ngọt không chỉ ngon miệng mà còn được trình bày đẹp mắt mang tính thẩm mĩ cao của đất nước mặt trời mọc.

Tháng 2 7, 2022 - 13:44
Tháng 12 30, 2022 - 16:48
Nhật Bản tinh tế qua chiếc bánh Wagashi

Wagashi là một từ ghép trong tiếng Nhật: “Wa” là chữ Hòa (和) có nghĩa là Nhật Bản, còn “gashi” là điệp âm của từ “kashi” (菓子) tức bánh ngọt, là từ dùng để chỉ các loại đồ ngọt không chỉ ngon miệng mà còn được trình bày đẹp mắt mang tính thẩm mĩ cao của đất nước mặt trời mọc.
Wagashi – tiếng Hán Việt là “Hòa Quả Tử” còn có nghĩa là vẻ đẹp của tự nhiên. Mỗi chiếc bánh wagashi được như một vũ trụ nhỏ kết hợp dung hòa những yếu tố tươi đẹp trong trời đất, tổng hợp những sắc thái và tinh túy của thiên nhiên, được ví như một đứa con của đất trời.
Bột bánh được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh rất đa dạng, dựa trên hình ảnh của các loài hoa như hoa mơ, hoa đào, cây cối, lá phong, bông tuyết… Đặc biệt, nhân bánh làm từ đậu đỏ tượng trưng cho con người ở vị trí trung tâm.

Wagashi ra đời như thế nào?

Wagashi là loại bánh lâu đời, xuất hiện ở Nhật Bản từ rất sớm. Bắt đầu từ thời Yayoi (300TCN-300SCN), Wagashi ra đời và là món ăn dùng để tế thần với nguyên liệu chỉ là bột nhân quả hạt.

Đến thời kỳ Nara (710-784) , Wagashi chịu ảnh hưởng của kỹ năng làm bột từ Trung Hoa và phong cách Phật Giáo dẫn đến sự xuất hiện của bánh Mochi và bánh Dango.
Tiếp đến thời đại Era (1336-1573) , việc giao thương giữa Nhật Bản với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mang lại nhiều nguồn nguyên liệu mới cho bánh Wagashi và làm cho công thức làm bánh Wagashi đã thay đổi khá nhiều.

Đến thời Edo (1603-1867) , nghệ thuật làm bánh Wagashi đã vươn lên một tầm cao mới, với sự cạnh tranh và phát triển của các tiệm bánh ở Tokyo, Edo và các vùng khác, trở thành một nét đặc sắc, góp phần cho sự đa dạng của ẩm thực Nhật Bản. Trong thời gian này, các loại bánh wagashi ngon nhất, tuyệt vời nhất đã xuất hiện, đặc biệt trong các buổi tiệc trà, các nghi thức trà đạo, các bữa ăn nhẹ và dùng làm quà biếu cùng với rượu giữa các samurai.

Nhưng mãi đến thời đại Taisho (1912-1926), loại bánh tinh tế này mới chính thức được tặng một cái tên là Wagashi, để làm dấu hiệu phân biệt với các loại bánh ngọt phương Tây. Và cho đến ngày nay, chiếc bánh Wagashi cũng như nghề làm bánh Wagashi phổ biến trên khắp nước Nhật, mục đích sử dụng bánh cũng đa dạng hơn. Chiếc bánh wagashi truyền thống vẫn gắn liền với đời sống người Nhật. Một mặt wagashi tiếp tục lưu giữ những bản sắc độc đáo thời xưa, mặt khác wagashi được biến tấu cho phù hợp với đời sống công nghiệp và cả mục đích truyền bá đến nước ngoài.

1. Mochi

Mochi là loại bánh cơ bản và phổ biến nhất với nguyên liệu chính từ bột gạo nếp và nhân đậu đỏ, thường có hình tròn đặc trưng. Bánh mochi có nhiều màu và nhân bánh được biến tấu với trà xanh, khoai môn, kem…

Kashiwa-Mochi là một trong những đồ ngọt truyền thống của Nhật Bản vào ngày “Kodomo-No-Hi”- ngày 5 tháng 5 của trẻ em Nhật Bản. Ngày này cũng được gọi là “Tango-No-Sekku” để cầu nguyện cho bé trai luôn luôn khỏe mạnh và cũng được dùng vào ngày của con gái 03/3 “Momo-No-Sekku”.

2. Ukishima

Loại bánh này được làm từ bột, trứng và đường khá giống với bánh bông lan của phương Tây, nhưng thay vì nướng, bánh lại được hấp và sử dụng nguyên liệu quen thuộc là đậu đỏ. Điểm đặc trưng của Ukishiwa là bánh có nhiều tầng, và vẻ đẹp của nó được thể hiện qua sự hài hòa trong trang trí giữa các tầng bánh.

3. Namagashi

Namagashi thực chất là một loại mochi đặc biệt: vỏ bánh được làm bằng mochi (bột nếp hấp chín), nhân bánh là azuki (đậu đỏ nhão ngào đường). Hình dáng của Wagashi là mô phỏng những hình ảnh của thiên nhiên, tượng trưng cho bốn mùa Nhật Bản như: cánh hoa đào mùa xuân, chiếc lá phong mùa thu, giọt sương rơi trên lá và quýt vàng vào mùa hè, hoa mơ cho mùa đông…Qua những chiếc bánh đẹp, tinh tế và nhẹ nhàng, thiên nhiên Nhật Bản hiện lên sinh động, tươi đẹp và mang đậm dấu ấn riêng.

Người Nhật rất chuộng dùng namagashi để đem biếu, tặng. Một hộp quà namagashi điển hình thường có đủ 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 mùa trong năm, với ý nghĩa cầu chúc người nhận quanh năm được yên ổn, hạnh phúc.

Ngoài ra, Namagashi là chiếc bánh thích hợp nhất trong trà đạo Nhật Bản, vị trà chát được dung hòa với vị ngọt gắt từ Namagashi, khiến trà trở nên ngọt và dễ uống hơn.

4.Higashi

Đây là một dạng wagashi khô, có hình dạng giống bánh in của Việt Nam. Higashi có vị ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto (loại đường thượng hạng quý hiếm từ quận Tokushima). Mỗi chiếc bánh higashi như một tác phẩm điêu khắc được chạm trổ tinh xảo, tạo sự nổi bật hoàn toàn khác biệt so với các loại Wagashi khác.

5.Manju

Vỏ bánh manju làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ưa thích của trẻ em, bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Loại manju nổi tiếng nhất là usagi manju – tức manju hình chú thỏ mặt trăng.

6. Yokan

Yokan là một loại thạch làm từ bột rau câu truyền thống ở Nhật – kanten. Điều đặc sắc nằm ở chỗ, mỗi miếng yokan trong suốt sẽ lưu giữ một “bức tranh” đầy nghệ thuật, điển hình là cách trang trí yokan với những cánh hoa đào bên trong.

7. Dorayaki

Dorayaki là loại bánh nướng ra đời vào đầu thời Meiji được làm từ nhân đậu đỏ nghiền, trứng, bột mì. Sau này bánh Dorayaki được bổ sung thêm nhiều loại nhân khoai môn, đậu xanh hay dâu tây nhằm đa dạng hương vị. Bánh có hình dáng tròn và dẹt giống cái chiêng –một nhạc cụ cổ truyền của Nhật và có âm đọc là “Dora”.

InJavi Injavi(インジャヴィ)は、外国人が日本の生活や観光をよりスムーズに楽しむための情報を提供するウェブサイトです。 初めて日本を訪れる方や日本語が苦手な方でも使いやすい、多言語対応サイトです。