Văn hoá Danh thiếp của người Nhật

Theo một thống kê mới nhất trung bình tại Nhật Bản một doanh nhân sử dụng khoảng 20 tấm danh thiếp/ngày, đồng thời người Nhật Bản trao tay nhau khoảng 45 triệu danh thiếp/ngày.

Tháng 7 9, 2022 - 15:29
Tháng 2 3, 2023 - 09:02
Văn hoá Danh thiếp của người Nhật

Những con số trên chứng tỏ Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng nhiều danh thiếp nhất thế giới trong kinh doanh.

Hiện nay, rất nhiều công ty, nhiều doanh nhân muốn hợp tác làm ăn với doanh nhân Nhật Bản. Nhưng đa phần trong số họ không hiểu hết văn hoá danh thiếp của Nhật Bản, dẫn đến tình trạng đôi khi làm mất lòng các đối tác Nhật Bản. Trong lần gặp đầu tiên thì việc đưa danh thiếp là không thể thiếu và đó sẽ là cơ sở để đối tác đánh giá bạn ngay trong lần đầu gặp gỡ.

Dưới đây là một số nét văn hóa về danh thiếp của người Nhật.
1. Theo những nguyên tắc cơ bản về “đạo lý” ở Nhật thì “hậu bối”(những người nhỏ tuổi hơn) sẽ là người trao danh thiếp cho “tiền bối” .
2. Người Nhật không có thói quen tùy tiện trao đổi danh thiếp, vì họ khá tôn trọng nó. Trong các tình huống giao dịch kinh doanh, đàm phán hợp đồng, nếu một người có địa vị thấp mà không được cấp trên dẫn dắt hoặc không có lý do gì đặc biệt thì không đủ tư cách để trao đổi danh thiếp với người có địa vị cao hơn. Việc này là do văn hóa “đẳng cấp” của người Nhật. Vì vậy, khi bạn muốn hẹn đàm phán kinh doanh với một công ty Nhật thì hãy dựa vào chức vụ của mình để hẹn với người tương xứng.
3. Cách trao danh thiếp vô cùng quan trọng, người trao danh thiếp sẽ tự động hướng danh thiếp về phía người nhận danh thiếp ( đưa danh thiếp sao cho người nhận có thể đọc danh thiếp từ hướng chính diện, việc trao danh thiếp đúng nghi thức là phải xoay danh thiếp theo hai vòng 90 độ sau đó trao danh thiếp cho người nhận từ mặt chính của danh thiếp) . 
4. Khép bàn tay lại, để danh thiếp vào lòng bàn tay, dùng ngón tay cái kẹp bên trái tấm danh thiếp, đưa danh thiếp đến phía trước ngực người nhận. Tên trên danh thiếp ngược với bản thân, hướng về phía họ, giúp cho người nhận danh thiếp có thể đọc được ngay, không cần phải quay ngược lại.
5. Lúc trao danh thiếp thì phải dùng cả hai tay, đồng thời cũng phải nói “ yoro shiku o negai shimasu” , mặt khác cũng phải xác nhận lại thông tin ghi trên danh thiếp từ phía đối phương đưa cho. Điều này thể hiện sự tôn trọng của mình với đối tác. Tên người Nhật khá khó gọi, vì vậy hãy cẩn thận nhớ tên họ và gọi cho chính xác khi giao dịch kinh doanh.
6. Sau khi nhận danh thiếp  sẽ thật thất lễ nếu nhét ngay vào túi quần hay vo viên danh thiếp lại , đó đều là những hành vi xấu trong lĩnh vực giao tiếp.

--------------------------
Injavi.com - Visit in Japan

InJavi Injavi(インジャヴィ)は、外国人が日本の生活や観光をよりスムーズに楽しむための情報を提供するウェブサイトです。 初めて日本を訪れる方や日本語が苦手な方でも使いやすい、多言語対応サイトです。