Trò chơi Takoage (凧あげ)
Từ thời Edo, thả diều đã được phổ biến rộng rãi, và người ta thường thả diều chúc mừng sinh nhật các bé trai. Người Nhật cho rằng, con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ thành sự thật, em bé sẽ càng khôn lớn mạnh khỏe.
Diều vốn là trò chơi được dùng để cầu nguyện cho đứa bé trưởng thành và tương lai hạnh phúc nhưng bây giờ nó được coi là một trong những hoạt động của Tết. Tako ( thả diều) một trò chơi truyền thống của Nhật Bản. Tako được các bé trai và bé gái Nhật Bản yêu thích, nó chiếm giữ một phần trong trái Tim nhỏ bé của các em. Tako có thể nhìn thấy trong những Bộ manga hay anime và nổi bật nhất là Bộ Doraemon.
Tako bắt nguồn từ Trung Quốc và lần đầu tiên xuất hiện tạo Nhật Bản là khi một vị tu hành đạo Phật ở Nhật Bản dưới đó mang về. Những con diều đầu tiên này được mô tả theo hình dáng của một số loài chim, với cách làm và trang trí đơn điệu. Sau đó những người Nhật Bản đã tự chế tác ra những con diều với kích thước cỡ bự sử dụng cho việc nâng người thợ lên cao để mang các công cụ phục vụ cho việc trang trí mái đình – chùa của vùng. Đó là lý do trong bản khắc gỗ cổ còn lưu lại hình ảnh con người cùng những con diều lớn bay trên bầu trời. Tako phát triển hưng Thịnh nhất là vào thời Edo. Khi đó chúng xuất hiện dưới nhiều dạng, gồm diều 4 cạnh và 6 cạnh, những hình vẽ trên diều thường là những hình vẽ và hoa văn truyền thống.
Vào thời Heian, diều chủ yếu được dùng để trao đổi những lời nhắn gửi. Người ta vẫn cho rằng diều được sử dụng để trao đổi tin tức băng qua các hào luỹ và vào trong các thành trì. Trong 1.000 năm lịch sử ở Nhật Bản, diều đã trải qua những bước phát triển tuyệt vời, chủ yếu là vì Nhật Bản có những vật liệu chất lượng cao như giấy, tre và dây để thả diều. Việc làm diều trở nên phổ biến, trên khắp nước Nhật người dân đã sáng tạo ra nhiều kiểu diều khác nhau. Song thời hoàng kim thực sự của diều là triều đại Edo (1603 – 1868).
Một loại diều rất phổ biến trong các gia đình thương nhân thời xưa được gọi là yakkodako. Những con diều này được mô phỏng theo hình người, với hai cánh tay duỗi sang hai bên, trong tư thế rất ngộ nghĩnh. Các thương nhân làm những chiếc diều này theo chân dung những người đầy tớ của họ.Trước đây, thả diều là một trong những thú tiêu khiển lúc nhàn rỗi của người Nhật. Mọi người cùng thả một con diều khổng lồ, đôi khi bao kín cả một khoảng rộng hơn 100m2. Trong những cuộc thi thả diều, đấu thủ phải cố gắng để làm đứt dây diều của đối phương để giành lấy chiến thắng.
Hiện nay, Tako đã trở thành một lễ hội lớn của Nhật Bản. Với hơn 130 kiểu dáng khác nhau được in màu sặc sỡ. Hàng năm , trên đất nước Nhật Bản diễn ra hàng trăm cuộc thi diều lớn và nhỏ thuộc các lễ hội văn hóa ở nhiều vùng. Thu hút hơn 3 triệu lượt khách và hàng chục đội tham gia thi đấu.Tako đưa mọi người lại gần nhau hơn, mang lại niềm vui, sự phấn khích, và hơn thế nữa là cảm nhận được tinh thần đồng đội mọi lúc mọi nơi. Do đô thị hoá nên số lượng địa điểm có thể thả diều ngày càng ít đi. Một vài địa điểm cho phép thả diều, như ở các công viên lớn hay dọc theo bờ của những con sông lớn.
--------------------------
Injavi.com - Visit in Japan