Nghệ thuật nhuộm vải Shibori

Ở Nhật Bản, Shibori đã được sử dụng hơn 1300 năm, và kỹ thuật nhuộm vải lụa “Kyo Kanoko Shibori” được xem là độc nhất vô nhị trên thế giới.

Tháng 7 14, 2022 - 08:44
Tháng 2 3, 2023 - 09:01
Nghệ thuật nhuộm vải Shibori

“Kyo Kanoko” đã tạo ra các loại quần áo tuyệt đẹp tô điểm cho đời sống người Nhật trong nhiều năm dài.

Thuốc nhuộm sử dụng cho phương pháp nhuộm vải Shibori đều có xuất xứ từ thiên nhiên. Phương pháp nhuộm này có nhiều cách gấp, buộc, nẹp vải khác nhau từ đó cũng tạo ra những họa tiết khác lạ trên mỗi sản phẩm. Loại vải dùng để nhuộm cũng cần có thành phần từ sợi thiên nhiên như tơ tằm, đũi, lụa, bông, vải 100% cotton…

Thực tế, để trở thành thợ nhuộm Shibori chuyên nghiệp không hề dễ dàng. Phải mất ít nhất 5 năm theo học nghệ nhân bậc thầy mới có thể nắm được hết tất cả các quy trình nhuộm. Tuy nhiên, vẫn có những kỹ thuật cơ bản tương đối đơn giản đủ để những đôi tay khéo léo, dù chưa qua học nghề thực sự, cũng có thể làm ra được những màu vải độc, lạ như ý.

Lịch sử
Nghệ thuật Shibori của người Nhật đã tạo ra nhiều kỹ thuật nhuộm vải cao cấp và được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sau thời đại Kamakura (1192-1333), các loại vải nhuộm Shibori đã được sử dụng làm y phục cho tầng lớp Samurai. Những năm cuối thời Muromachi (1336-1573) có kỹ thuật nhuộm “Tsujiga-hana”, được phụ nữ và trẻ em thuộc tầng lớp Samurai sử dụng, cũng như giới thanh niên và các chỉ huy quân đội. Tsujiga-hana là kỹ thuật nhuộm tôn tạo với vàng và bạc, và các kỹ thuật thêu khác. Nghệ thuật này được phát triển bởi người phát minh ra áo Kimono, nhằm thể hiện sự tôn kính với thiên nhiên.

Vào thời Edo (1603-1868) có kỹ thuật nhuộm Shibori cao cấp trên vải lụa ở tỉnh Kyoto, nhuộm Shibori thông thường trên vải lanh và vải cotton bằng bột chàm ở Arimatsu, Narumi, Bungo và Takase. Váy Kosode sử dụng kỹ thuật Kanoko của Kyoto đã được sử dụng bởi phụ nữ và Samurai tầng lớp trên. Nửa sau thời đại Edo có nhiều kỹ thuật tiên tiến mới đã được phát triển, nổi bật trong đó là Honza Kanoko. Đây là kỹ thuật nhuộm bằng phương pháp buộc vải không cần vẽ họa tiết, chỉ sử dụng cảm giác của các đầu ngón tay và đòi hỏi các kỹ năng cao cấp và phức tạp.

Thông thường, vải nhuộm Shibori được ủi phẳng cho đến khi xuất hiện hình dáng của họa tiết vẽ Kanoko Shibori. Sau khi tạo ra các hoa văn trên vải thì phối thêm màu như kỹ thuật thủ công Shibori để nhấn mạnh giá trị cao cấp của Shibori Kanoko. Tuy nhiên, do sự phổ biến của Kanoko, Mạc phủ đã cấm Kanoko Shibori vào năm 1683, và lệnh cấm ngày càng khắt khe hơn mãi đến năm 1850.

Vào thời Meiji (1868-1912), Kanoko Shibori đã được đánh giá cao và ưa thích tại Hội chợ Thế giới 1873 tổ chức ở thành Vienna (Áo), cũng như các cuộc triển lãm khác trên thế giới. Ngoài ra, Kanoko Shibori còn được công nhận là đặc sản của Kyoto trong Triển lãm Thương mại nội địa Nhật Bản tổ chức 5 năm một lần. Tuy vậy, trong giai đoạn nửa sau thời đại Meiji, ngành thủ công truyền thống đã bị chối bỏ do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa.

Các kỹ thuật Shibori cơ bản
Theo nghiên cứu, phương pháp này xuất hiện vào thế kỉ thứ 8, và chàm là chất nhuộm màu chính được sử dụng. Ngày nay mặc dù ngành công nghiệp may đã đạt đến đỉnh cao nhưng cách nhuộm màu vải thủ công này vẫn được nhiều người yêu thịc vì chúng đại diện cho nghệ thuật của sự sáng tạo. Các họa tiết sau khi nhuộm sẽ có hình thù ngẫu nhiên, mỗi cách buộc vải lại cho ra một họa tiết khác nhau. Vì mỗi phương pháp Shibori phù hợp với từng chất liệu vải riêng nên bạn cần thận trọng khi lựa chọn để đạt được hiệu quả mong muốn. Các họa tiết sau khi nhuộm có hình thù ngẫu nhiên, từ đơn giản cho đến phức tạp, nhưng hầu như là vô tận cho niềm đam mê sáng tạo của bạn. Thật ra, để trở thành thợ nhuộm chàm chuyên nghiệp, bạn phải mất ít nhất 5 năm học nghề với một nghệ nhân bậc thầy mới có thể nắm vững tất cả quy trình nhuộm. Có 6 kỹ thuật Shibori nổi tiếng là Kanoko, Miura, Kumo, Nui, Arashi và Itajime:

-Arashi: Arashi (tiếng nhật có nghĩa là bão) là shibori theo kiểu cuốn. Vải sẽ được quấn chéo trên một cây gỗ hình trụ (bạn có thể sử dụng ống nước nhựa PVC hoặc ống đồng), sau đó buộc chặt vải bằng chỉ dày hoặc dây thừng bản nhỏ, quấn quanh ống từ đầu này sang đầu kia. Sau khi nhuộm, mảnh vải sẽ có những mảng màu hình sọc, trông như những hạt mưa lớn rơi xuống trong cơn bão.

-Kumo: là phương pháp nhuộm kết hợp giữa xoắn và cột. Kỹ thuật này sử dụng những vật rắn có dạng cầu như đá, sỏi để tạo họa tiết. Người ta dùng vải bọc lại những viên đá, rồi cột tất cả những phần vải đó lại với nhau. Sau khi nhuộm, bạn sẽ có ngay một loạt những đốm tròn lớn nhỏ khác nhau, nhìn rất bắt mắt và ấn tượng.

-Itajime: là kỹ thuật sử dụng phương pháp gấp vải và dùng 2 thanh gỗ để kẹp chặt phần vải đó. Những phần được kẹp và cột dây thun sẽ không cho mực đi qua, và ta có được những khoảng trắng theo hình dạng tương ứng.

-Nui: là kỹ thuật nhuộm kiểu khâu vải. Vải sẽ được khâu đơn giản, sau đó siết chặt sợi chỉ để túm vải. Phương pháp này sử dụng các chốt gỗ để siết chặt sợi chỉ và đảm bảo sự cố định khi nhuộm. Phương pháp này có độ chính xác cao và tạo ra nhiều họa tiết đa dạng nhất.

-Miura: là kỹ thuật sử dụng phương pháp buộc thắt. Đầu tiên bạn sử dụng kim móc để kéo các khoảng vải, sau đó dùng chỉ để thắt quanh mỗi nút hai vòng. Thắt chỉ với độ chặt vừa phải đủ để giữ vị trí chứ không thắt nút. Đây là kỹ thuật nhuộm Shibori đơn giản nhất.

-Kanoko: trong Shibori là kỹ thuật giống với kiểu nhuộm Tie-dye phổ biến ở phương Tây. Kanoko sử dụng phương pháp buộc túm các khoảng vải và cột lại bằng chỉ để tạo các họa tiết mong muốn. Mặc dù phương pháp truyền thống sử dụng chỉ để cột nhưng bạn cũng có thể dùng dây thun để thay thế. Họa tiết sau khi nhuộm phụ thuộc vào độ chặt khi buộc vải và việc bạn có gấp vải trước hay không. Hầu hết các họa tiết hình tròn được tạo ra bởi kỹ thuật này.

Quy trình nhuộm Shibori

  • Hana-nuki và Tẩy trắng:Công đoạn giũ sạch chất Aobana được gọi là “Hana-nuki”. Ngâm vải đã được buộc vào trong nước một ngày. Đun trong nước sôi từ 20 – 30 phút, sau đó đun sôi lại lần nữa với chất tẩy trắng Sodium Hydrosulfite ở 70 – 80 độ C từ 15 – 20 phút. (Có thể sử dụng xà phòng tùy thuộc vào loại vết bẩn). Cuối cùng là rửa các hóa chất trong nước.
  • Nhuộm và Khử màu:
    Công đoạn nhuộm và phối màu được thực hiện theo kinh nghiệm và trực giác của thợ thủ công khi họ xem xét điều kiện của vải và thuốc nhuộm. Thêm một chất ngấm và nhuộm ở 80 độ C từ 20 – 25 phút. Sau đó khử màu với Sodium Hydrosulfite ở 80 độ C từ 20 – 25 phút.
  • Các phương pháp nhuộm khác:
    Có một phương pháp nhuộm đặc biệt được gọi là ‘Shibori Rouketsu’, có thể tạo ra hoa văn không ngờ bằng cách làm nhăn vải trong một Sunoko (tương tự tấm chống thấm) và rót thuốc nhuộm ở nhiệt độ quy định lên vải bằng một bình tưới nước.
    Ngoài ra còn có những kỹ thuật nhuộm khác như ‘Itajime’ và ‘Pakudan Pokashi’.

--------------------------
Injavi.com - Visit in Japan

InJavi Injavi(インジャヴィ)は、外国人が日本の生活や観光をよりスムーズに楽しむための情報を提供するウェブサイトです。 初めて日本を訪れる方や日本語が苦手な方でも使いやすい、多言語対応サイトです。