Các loại rượu của Nhật Bản

Ẩm thực truyền thống của Nhật Bản hay còn gọi là Washoku ngày 4/12/2013 đã chính thức được đưa vào danh sách Di sản Văn hoá Phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

Tháng 2 8, 2022 - 15:07
Tháng 10 26, 2022 - 14:02
Các loại rượu của Nhật Bản

Kể từ đó mà rượu Nhật Bản cũng ngày càng nổi tiếng và được bạn bè thế giới ưa chuộng, quan tâm. Vậy rượu Nhật là rượu như thế nào? Có bao nhiêu loại? Văn hóa rượu ra sao? Hãy cùng Chiaki tìm hiểu một số loại rượu đặc trưng dưới đây nhé

Nihonshu 日本酒

Đây là sake mà các bạn hay được nghe tới. Nihonshu chỉ loại rượu gạo truyền thống của Nhật, được làm từ gạo, mạch nha và nước và khi nói đến rượu sake chính là nói đến nihonshu lên men nguyên chất (từ bây giờ sẽ gọi là sake thay vì nihonshu). Rượu sake có nhiều cách uống, có thể uống ngay ở nhiệt độ phòng, uống nóng (người ta không đun rượu lên mà ngâm bình rượu trong một bát nước nóng) hoặc để nguội hoặc uống lạnh (cho đá vào). Mỗi trạng thái lại có một cái tên riêng, sake nóng thì là ”atsukan”, ấm ấm thì là ”nurukan”, ở nhiệt độ phòng là ”hiya” còn lạnh là ”reishu”. Độ cồn thông thường của sake là 15 – 20

Shochu 焼酎

Shochu là một loại rượu của Nhật Bản, được làm bằng cách chưng cất từ các nguyên liệu như gạo, lúa mạch hoặc khoai lang. Nhiều bạn hay nhầm lẫn shochu với rượu Soju của Hàn Quốc, đây là rượu Nhật nhé. Shochu có độ cồn cao hơn với sake ( nhưng nhỏ hơn 45) và thường được dùng để pha các loại cocktail. Uống nguyên cũng được nhưng độ cồn cao có thể sẽ làm bạn khó uống.

Có nhiều cách uống shochu, thường là pha với nước.

Roku: đây là phổ biến nhất, người ta sẽ cho đá vào cốc shochu, đợi cho đá tan khoảng 30 thì uống. Để đá tan hết sẽ làm mất vị.
Mizuwari: thêm nước lạnh vào shochu
Oyuwari: thêm nước nóng vào shochu
Chu-hai: chỉ các loại cocktail sử dụng shochu làm nguyên liệu pha chế.

Umeshu 梅酒

Umeshu là rượu mơ nổi tiếng của Nhật, được làm bằng cách ngâm mận (chưa chín) với rượu sake hoặc shochu, đường và một số nguyên liệu khác. Độ cồn của rượu mận thông thường là 14, nó có vị chua và ngọt, khá dễ uống. Ngoài sử dụng mơ để làm nguyên liệu thì người Nhật cũng sử dụng một số loại quả khác để làm rượu, phổ biến như quả Hạnh (apricot) để làm nên Anzushu, quả Thanh yên (loại quả nhỏ giống cam quýt, có vị chua lai lai với chanh, vỏ vàng, tên là yuzu) để làm nên Yuzushu, quả quýt để làm nên Mikanshu, hoặc quả táo xanh để làm nên Ringoshu. Ngoài ra còn có các loại quả khác như vải, đào, dưa gang, nho, việt quất…

Nigorizake 濁り酒

Là một loại sake đặc biệt cũng làm từ gạo và mạch nha nhưng được lọc qua vải, thường có vào mùa đông. Loại rượu này còn được gọi là “cloudy sake” (tạm dịch là sake bồng bềnh) vì có một đặc điểm không giống các loại rượu khác là nó giữ nguyên bã gạo sau lên men cộng với đường, và cái này nằm dưới đáy chai giống như kết tủa vậy, khi rót ra thì rượu lẫn với bã sẽ có màu trắng đục, nhìn bồng bềnh giống như mây. Loại rượu này rất giống với rượu Makgeolli của Hàn Quốc (ở Nhật gọi là makkori).

Amazake 甘酒

Là loại rượu gạo lên men có độ cồn cực kì thấp của Nhật, thậm chí là không có cồn, có vị ngọt. Ama có nghĩa là ngọt nên amazake hiển nhiên là một loại rượu rất ngọt, cộng với độ cồn thấp, trẻ con cũng uống được. Loại rượu này được làm bằng cách lọc lấy bã của sake sau khi lên men rồi trộn với nước và cơm. Hỗn hợp này được ủ lên men một lần nữa để thành amazake. Và thành phẩm sẽ có dạng sệt sệt như cháo nhuyễn, đôi khi còn được dùng làm bột cho trẻ con.

Rượu Nhật Bản hầu hết đều dễ uống, ngon mà lại an toàn nữa. Có điều kiện các bạn hãy cùng chia sẻ cảm nhận của mình khi thưởng thức rượu Nhật cùng Chiaki.

InJavi Injavi(インジャヴィ)は、外国人が日本の生活や観光をよりスムーズに楽しむための情報を提供するウェブサイトです。 初めて日本を訪れる方や日本語が苦手な方でも使いやすい、多言語対応サイトです。