12 phong cách trang điểm kiểu Nhật bạn nên thử
Như đã nói, người Nhật rất chú trọng đến việc trang điểm phần mắt. Tuy nhiên, họ thường chọn những tông màu trầm khi đi làm nơi công sở, trừ những ngành nghề yêu cầu phải trang điểm đậm.
1. Kiểu trang điểm hằng ngày
Vẫn những bước cơ bản như: mascara, kẻ mắt và chân mày. Tuy nhiên, người Nhật tập trung vào trang điểm phần mắt và sử dụng phấn mắt và mi giả để tăng độ sắc nét. Bên cạnh đó, họ thường chọn màu môi tự nhiên với tông hồng.
2. Kiểu trang điểm công sở
Như đã nói, người Nhật rất chú trọng đến việc trang điểm phần mắt. Tuy nhiên, họ thường chọn những tông màu trầm khi đi làm nơi công sở, trừ những ngành nghề yêu cầu phải trang điểm đậm. Kiểu trang điểm này không sử dụng mi giả và lựa chọn màu son hồng be trung tính.
3. Kiểu trang điểm “như không trang điểm”
Kiểu trang điểm này được gọi là Suppin Makeup (すっぴんメイク). Suppin trong tiếng nhật nghĩa là mặt mộc, không trang điểm. Kiểu trang điểm này phù hợp với những người muốn trang điểm nhưng không muốn quá nổi bật khiến mọi người chú ý.
4. Kiểu trang điểm nữ sinh trung học
Phần đa các trường học ở Nhật Bản đều có những quy định nghiêm ngặt về trang điểm. Tất nhiên, học sinh trong những trường này vẫn tìm cách “lách luật” bằng cách sáng tạo ra những kiểu trang điểm nhẹ nhàng như không trang điểm (như kiểu suppin nói trên), hoặc chọn cách trang điểm sau giờ học.
5. Kiểu trang điểm “Idol”
Tại Nhật, từ “idol” có ý nghĩa hơi khác so với nghĩa gốc trong tiếng Anh. Idol là những nữ ca sĩ (cũng có trường hợp là nam) trẻ tuổi, hát và nhảy trên sân khấu. Hầu hết các idol tương tác với fan thông qua mạng xã hội hoặc những sự kiện như các buổi họp fan gặp mặt nói chuyện trực tiếp với idol hay những buổi photo op chụp ảnh cùng idol.
6. Trang điểm kiểu Gyaru
Gyaru (ギャル) là một văn hóa bắt nguồn từ phụ nữ Nhật Bản. Nó đã trở thành một từ có hàm nghĩa rộng, nhưng chủ yếu chỉ phong cách thời trang kiểu búp bê Barbie.
7. Trang điểm kiểu Seiso Gyaru
Seiso có nghĩa là gọn gàng. Trang điểm kiểu Seiso thường là tông màu trầm, phù hợp để đi làm, đi học. Trang điểm kiểu suppin chính là một ví dụ điển hình của phong cách Seiso.
8. Kiểu trang điểm Hime Gyaru
Hime Gyaru (姫ギャル) là một thể loại khác của văn hóa Gyaru mang hơi hướng của văn hóa Lolita. Văn hóa này diêm dúa hơn, với tông màu pastel và phong cách công chúa, nhưng không đậm chất như Lolita.
9. Trang điểm kiểu Lolita
Lolita vô cùng chú trọng tới nét ngây thơ. Những bộ trang phục theo phong cách Lolita thường kín đáo và có nhiều chi tiết trang trí như xếp li và ruy băng.
10. Trang điểm kiểu Gothic Lolita
Gothic Lolita là một biến thể của Lolita với hơi hướng văn hóa “punk”. Kiểu trang điểm này giống Lolita ở chỗ trang điểm đậm vùng mắt nhưng lại nhạt ở vùng má, kẻ mắt đậm màu đen và phấn mắt màu xám hoặc xanh lam.
11. Kiểu trang điểm Harajuku
Kiểu trang điểm Harajuku sử dụng tông màu sáng như hồng, xanh da trời hay vàng, và dán các loại hình dán và hạt óng ánh lên khuôn mặt để tạo điểm nhấn. Vùng mắt cũng được trang điểm đậm bằng bút kẻ mắt và mi giả.
12. Trang điểm kiểu Kimono
Kiểu trang điểm này bắt nguồn từ phong cách trang điểm truyền thống của các Oiran – những cô gái làng chơi hạng sang thời Edo. Họ sử dụng phấn màu trắng cho toàn bộ khuôn mặt và dùng phấn đỏ Beni để tạo điểm nhấn cho đôi mắt.